Nhiều di t??ch có nguy cơ trở thành phế tích
Trong tổng số 23 di t??ch lịch sử - văn hóa và danh thắng (LSVH&DT) trên địa bàn tỉnh Đác Lắc đã được xếp hạng, có bốn di t??ch do Trung tâm quản lý di t??ch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Đác Lắc trực tiếp quản lý là Nhà đày Buôn Ma Thuột và Nhà số 4 Nguyễn Du (Biệt điện Bảo Đại) ở TP Buôn Ma Thuột; Đồn điền Cada ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắc và hang đá Đác Tuôr ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông; những di t??ch còn lại giao cho địa phương hoặc công ty du lịch quản lý, khai thác.
Giám đốc Sở VHTT&DL Đác Lắc Y Wăi Byă cho biết: Là tỉnh có nhiều di t??ch LSVH&DT, nhưng trong nhiều năm qua công tác quản lý phát huy giá trị di tích còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do thiếu kinh phí để trùng tu, tôn tạo nên nhiều di t??ch đã và đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí một số hạng mục của các di t??ch sau khi trùng tu, tôn tạo cũng bị hư hại, xuống cấp.
Cụ thể, trong các di t??ch LSVH&DT trên địa bàn tỉnh, đến nay chỉ có năm di t??ch được đầu tư tôn tạo là: Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, Nhà số 4 Nguyễn Du (Biệt điện Bảo Đại), Đồn điền Cada, hang đá Đác Tuôr và di t??ch kiến trúc tháp Yang Prong ở huyện Ea Súp. Các di t??ch còn lại hầu như chưa được trùng tu, tôn tạo. Điều đáng nói là trong số ít ỏi các di t??ch được đầu tư trùng tu, tôn tạo này, việc bố trí kinh phí cũng chưa kịp thời và đầy đủ khiến các di t??ch trùng tu, tôn tạo thiếu đồng bộ, khi hạng mục này thi công xong thì hạng mục khác lại xuống cấp, hư hỏng làm cho di t??ch trở nên nhộm nhoạm, không phát huy được giá trị di tích.
Chẳng hạn như như tích Đồn điền Cada nằm trên địa bàn xã Ea Yông, huyện Krông Pắc được Bộ VHTT&DL xếp hạng là di t??ch lịch sử cấp quốc gia vào tháng 1-1999. Thế nhưng, mãi đến năm 2009, bằng các nguồn kinh phí Sở VHTT&DL Đác Lắc mới đầu tư trùng tu, tôn tạo di t??ch khoảng chín tỷ đ??ng, trong đó trùng tu tôn tạo di t??ch hơn 5,2 tỷ đồng; tu bổ, tôn tạo khu Miếu thờ gần 1,8 tỷ đồng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và sở đã bàn giao giao cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Krông Pắc trực tiếp quản lý. Còn hạng mục sân vườn nội bộ thuộc di t??ch Cada, miếu thờ có tổng mức đầu tư hơn 2,2 tỷ đồng chưa có vốn triển khai. Vì vậy, hiện nay các hạng mục chưa được trùng tu, tôn tạo cũng như một số hạng mục đã được trùng tu, tôn tạo đang bị hư hại xuống cấp nghiêm trọng.
Máy chế biến cà-phê từ thời Pháp thuộc tại di t??ch đồn điền Cada, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc không được lau chùi để bụi bám dày cả lớp.
Tương tự, tại di t??ch lịch sử hang đá Đác Tuôr, ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông, là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy Đác Lắc trong suốt thời gian chống Mỹ cứu nước, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di t??ch này, Sở VHTT&DL Đác Lắc lập dự án trùng tu, tôn tạo di t??ch với kinh phí gần 24 tỷ đồng. Thế nhưng, trong hai năm 2009 và 2010, Nhà nước chỉ đầu tư được hơn 9,3 tỷ đồng để xây dựng hạng mục đường giao thông liên khu di t??ch, các hạng mục còn lại như phục dựng, tôn tạo di t??ch, xây dựng hạ tầng cơ sở, đường dây điện trung áp và trạm biến áp… chưa được bố trí vốn thể thực hiện. Vì vậy, nhiều hạng mục tại di t??ch này đã và đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng và có nguy cơ trở thành phê tích.
Già làng Y Jăm Hlong, ở buôn Khanh, xã Cư Pui buồn rầu kể: Năm 1991, hang đá Đác Tuôr được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di t??ch lịch sử, già cũng như bà con trong buôn, trong xã mừng lắm nên thường xuyên lui tới nơi này. Thế nhưng, lâu nay di t??ch này không được quan tâm để cây cỏ bao phủ, mỗi lần vào di t??ch nhìn thấy cảnh này già buồn lắm!
Còn Chủ tịch UBND xã Cư Pui Nguyễn Văn Tâm bức xúc: Hang đá Đác Tuôr kể từ khi được công nhận là di t??ch lịch sử vào năm 1991 đến nay, hằng năm thu hút khá đông khách du lịch đến thăm quan. Thế nhưng, không hiểu vì sao, từ khi được công nhận là di t??ch lịch sử đến nay, di t??ch này chỉ được đầu tư làm con đường nhựa từ buôn Tuôr dẫn vào đến chân núi Chư Yang Sin, còn lại các hạng mục khác không được đầu tư, tôn tạo mà bỏ hoang hóa?
Không chỉ những di t??ch lịch sử mà danh thắng nổi tiếng Hồ Lắc cũng đang bị chia ba sẻ bảy để khai thác. Hiện tại danh thắng Hồ Lắc, ở thị trấn Liêng Sơn, huyện Lắc có đến ba đơn vị đứng ra quản lý và khai thác là Ban quản lý rừng lịch sử - văn hóa Hồ Lắc, Công ty Cổ phần Du lịch Đác Lắc và chính quyền thị trấn Liên Sơn, huyện Lắc. Trong quá trình được giao quản lý, khai thác di t??ch, những đơn vị này không tuân thủ theo một quy chế nào cả, mạnh ai nấy khai thác khiến danh thắng Hồ Lắc bị xâm hại nghiêm trọng. Qua khảo sát, đánh giá hiện trạng di t??ch này cho thấy: Ban quản lý rừng lịch sử - văn hóa Hồ Lắc tự ý xây dựng một nhà hàng tư nhân ngay trong khu vực 1 (khu vực cấm) của di t??ch để kinh doanh ăn uống, khiến môi trường và cảnh quan ở đây trở nên ô nhiễm, nhếch nhác, còn Công ty Cổ phần Du lịch Đác Lắc thì xây dựng khu resort trên diện tích 12 ha nằm dọc theo phía Tây Nam bờ hồ, cách mép nước khoảng 15m đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tôn tạo và giữ nguyên hiện trạng ban đầu của di t??ch…
Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Đác Lắc Y Wăi Byă cho biết: Tình trạng các di t??ch LSVH&DT trên địa bàn tỉnh xuống cấp, hư hỏng là một thực tế đáng lo ngại. Nguyên nhân là do nguồn ngân sách của tỉnh và các địa phương còn hạn hẹp, chưa đủ nguồn lực đầu tư mà lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia. Hằng năm ngân sách phân bổ cho công tác trùng tu, tôn tạo các di t??ch còn quá ít ỏi và không đồng đều. Do đó, cơ sở hạ tầng, đường sá dẫn vào các di t??ch chưa được đầu tư xây dựng.
Đường vào khu resort nằm dọc theo phía Tây Nam bờ Hồ Lắc bị người dân địa phương đổ rơm rạ đầy đường làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến khung cảnh thơ mộng của Hồ Lắc.
Bên cạnh đó, địa bàn phân bố các di t??ch không tập trung mà thuộc nhiều địa bàn của hầu hết các huyện, thị xã nên gặp không ít khó khăn trong quản lý và phát huy tác dụng của di t??ch. Đồng thời, nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di t??ch chưa sâu sắc, toàn diện nên chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch, chương trình mà coi đây là công việc riêng của ngành văn hóa…
Mặt khác, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài cụ thể để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Công tác sưu tầm tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên qua đến di t??ch lịch sử chỉ mới được ở giai đoạn đầu rồi không có kinh phí để tiếp tục sưu tầm nên chưa thể trình bày phát huy giá trị của di t??ch một cách hiệu quả…
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di t??ch
Theo ông Y Wăi Byă, để phát huy giá trị các di t??ch, góp phần phục vụ phát triển du lịch và kinh tế-xã hội của tỉnh thì các cấp, các ngành cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp như: Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý các di t??ch trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Đác Lắc sớm ban hành quyết định và quy chế về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh để đưa vào áp dụng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hỗ trợ kinh phí cho công tác trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh những di t??ch đã được trùng tu, tôn tạo trước đây. Đồng thời, bổ sung kinh phí cho việc sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến di t??ch phục vụ cho công tác trưng bày được hoàn thiện hơn.
Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở VHTT&DL và Trung tâm quản lý di t??ch với các ngành chức năng, nhất là chính quyền các cấp trong công tác quản lý và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại di t??ch, giữ gìn vốn di sản văn hóa vô giá cho thế hệ mai sau. Vấn đề quan trọng nữa là khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại những địa điểm có di t??ch để thu hút khách thăm quan, các đơn vị quản lý, khai thác di t??ch cần phối hợp Sở VHTT&DL cũng như Trung tâm bảo tồn di t??ch của tỉnh giám sát việc thi công xây dựng các công trình để tránh ảnh hưởng không tốt đối với các di t??ch.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích LSVH&DT trên địa bàn, đồng thời có chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng đối với những người tham gia vào quá trình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di t??ch… Có như thế mới quản lý, bảo tồn và phát huy được giá trị các di t??ch trên địa bàn.
Link Truy Cập tải xuống ứng dụng Candy Monster